Phí D/O trong xuất nhập khẩu

Khi nhập khẩu hàng hóa, bạn cần phải nộp rất nhiều loại phí. Hôm nay, Peace Logistics xin chia sẻ về phí D/O để Quý khách hàng hiểu rõ hơn.

Phí DO

         1. D/O là gì?

D/O là viết tắt của Delivery Order, dịch là lệnh giao hàng. Đây là một lệnh mà hãng tàu hoặc forwarder phát hành (mà người ta hay gọi là phát lệnh) cho consignee đem đi xuất trình với hải quan để lấy hàng khi sau khi tàu cập cảng đến. Hiểu đơn giản, lệnh giao hàng là chỉ thị của người đang giữ hàng chỉ định giao hàng cho người nhận hàng.

            2. Phí D/O là gì?

Khi phát lệnh giao hàng cho consignee, hãng tàu hay forwarder sẽ thu phí(phí D/O). Phí này gọi là phí phát lệnh.

Bạn không được nhầm phí này với phí chứng từ (Documentation fee). Hãy hiểu rằng phí chứng từ là phí mà hãng tàu làm bill làm chứng từ cho khách hoặc là phí mà forwarder làm bill, commercial invoice, packing list cho khách hàng… thì mới gọi là phí chứng từ.

            3. Thông tin về lệnh D/O

Nội dung trên delivery order là gì? Bao gồm các nội dung dưới đây:

  • Tên tàu và hành trình của con tàu
  • Người nhận hàng (Consignee)
  • Cảng dỡ hàng (POD)
  • Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods)
  • Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….)

Quy trình lấy lệnh D/O

Lệnh giao hàng thường có 3 bản, là chứng từ bắt buộc mà người nhận hàng phải có, tuy nhiên, không phải chỉ có lệnh giao hàng thì Consignee có thể đến lấy hàng, mà cần phải chuẩn bị thêm các chứng từ khác theo quy định. Các chứng từ khác bao gồm:

  • Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng (CMND/Thẻ căn cước)
  • Giấy giới thiệu
  • Thông báo hàng đến
  • Vận đơn photo có ký hậu và đóng dấu hoặc Vận đơn gốc – có ký hậu và đóng dấu của ngân hàng (nếu trường hợp doanh nghiệp thanh toán bằng L/C).

Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trên, bạn đến hãng tàu hoặc FWD để lấy lệnh. Việc lấy lệnh này độc lập với việc làm thủ tục hải quan, do vậy bạn có thể thực hiện cùng lúc hoặc lấy lệnh D/O trước.

mau-lenh-DO

Mẫu lệnh giao hàng phí D/O

            4. Lưu ý quan trọng về D/O

– Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu.

– Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Nếu vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, thì doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa để  nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình.

Lưu ý khi lấy D/O:

  • Nếu bạn thanh toán theo phương thức L/C sẽ phải mang theo vận đơn gốc có ký hậu của ngân hàng.
  • Nếu hàng đi nguyên cont trên D/O sẽ đóng dấu “hàng giao thẳng”
  • Trường hợp hàng phải cắt chì lấy hàng đi lẻ thì sẽ đóng dấu “hàng rút ruột”
  • Nếu chuyển hàng bằng tàu phụ ngoài lệnh giao hàng D/O doanh nghiệp cần thêm lệnh nối để nhận hàng, chỉ cần bản photo do Forwarder cung cấp cho chủ hàng.

5. Lời kết     

- Lệnh giao hàng thể hiện người có quyền sở hữu hàng hóa. Muốn lấy hàng chủ hàng phải xuất trình lệnh giao hàng.

- Lệnh giao hàng có 2 loại do forwarder phát hành không có giá trị sở hữu hàng hóa trừ trường hợp đặc biệt FWD ký tên có vai trò là đại lý hãng tàu.

- D/O do hãng tàu phát hành có giá trị sở hữu hàng hóa

- Muốn lấy lệnh giao hàng D/0 phải xuất trình chứng từ

 

             Trên đây là những thông tin về D/O hy vọng có thể giúp ích cho bạn.

             Nếu bạn còn gặp khó khăn khi xuất/ nhập khẩu và có nhu cầu tìm hiểu chi tiết vui lòng liên hệ với PEACE hoặc liên hệ số điện thoại: 0911.529.168 ( Ms.Lisa)

             Hoặc truy cập website để update thêm thông tin: https://dichvulogistics.com.vn/

 

 

 

icon icon icon