INCOTERMS 2020

Trong quá trình đàm phán hợp đồng ngoại thương, bạn thường hay nghe về các điều khoản giao nhận quốc tế INCOTERMS để điều chỉnh giá hàng hóa. Trong bài viết này, hãy cùng Peace tìm hiểu 11 điều kiện thương mại quốc tế 2020 nhé.

Incoterms 2020 là gì?

Incoterms 2020 là một bộ các điều khoản/điều kiện thương mại quốc tế được xuất bản lần thứ 8 bởi Phòng Thương mại Quốc Tế (International Chamber of Commerce - ICC), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Incoterms 2020 có quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên trong một hoạt động thương mại quốc tế.

Incoterms được ICC xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936 và được cập nhật qua các năm 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020 để phản ánh những thay đổi đối với môi trường thương mại toàn cầu. Tất cả các bên liên quan đến thương mại quốc tế cần phải hiểu rõ incoterms và cách áp dụng cho hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng của mình.

Incoterm có vai trò rất quan trọng trong thương mại toàn cầu. 

Incoterms 2020 được chia làm 2 nhóm:

Nhóm I: Áp dụng cho tất cả các phương thức vận tải

  • EXW (Ex Works: Giao hàng tại xưởng)
  • FCA (Free Carrier: Giao cho người chuyên chở)
  • CPT (Carriage Paid To: Cước phí trả tới)
  • CIP (Carriage & Insurance Paid to: Cước phí và Bảo hiểm trả tới)
  • DAP (Delivered At Place: Giao tại địa điểm)
  • DPU ( Delivery at Place Unloaded: Giao hàng tại điểm đã dỡ hàng)
  • DDP (Delivered Duty Paid: Giao hàng đã thông quan nhập khẩu)

Nhóm II: Các điều kiện được sử dụng riêng trong vận tải biển và đường thủy nội địa

  • FAS (Free Alongside Ship: Giao dọc mạn tàu)
  • FOB (Free On Board: Giao hàng trên tàu)
  • CFR (Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí)
  • CIF (Cost, Insurance & Freight: Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước Phí)

Để dễ nhớ hơn, ta có thể chia 11 điều kiện này ra thành 4 nhóm E,F,C,D

Nhóm E

EXW (Ex Works: Giao hàng tại xưởng)

Khi bạn có một món hàng, bạn muốn bán và bạn không chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ việc xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển,... nghĩa là không có bất cứ trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện của nhóm E

EXW là điều khoản thuận lợi nhất cho bên bán, họ sẽ không chịu trách nhiệm bốc xếp hàng hóa hay chi trả cước phí khi hàng hóa đã được chuyển giao quyền sở hữu hay thực hiện các thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa. 

Chuyển giao rủi ro: Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng được giao.

Nhóm F

Nhóm này có 3 điều kiện là FOB, FCA, FAS. F ở đây có nghĩa là không có trách nhiệm với việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Đây là nét cơ bản của nhóm F. 

FCA - (Free Carrier: Giao hàng cho người chuyên chở)

Người bán chỉ bốc hàng lên phương tiện vận tải người mua gửi đến nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người bán. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là người bán hết trách nhiệm.

Chuyển giao rủi ro: Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng được giao, trừ trường hợp mất mát hay hư hỏng đã đề cập trước.

Ví dụ: Bạn bán 2 container dây cáp quang theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của bạn ở Kỳ Anh. Nếu bạn giao hàng ở Kỳ Anh thì bạn phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên container chuyên dụng do người mua gửi đến.

Trường hợp bạn vẫn bán theo điều kiện FCA, giao hàng ở kho trung chuyển ở Hòn La chẳng hạn. Lúc ấy việc chuyển hàng lên container sẽ do người mua tự lo bởi bạn đã vận chuyển hàng từ cơ sở sản xuất đến Hòn La rồi. Điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu bán hàng nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt.

FAS - (Free Alongside Ship: Giao dọc mạn tàu)

Đối với điều kiện này, trách nhiệm của người bán tăng lên, nghĩa là không giao ở cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển nữa mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu.

Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm xếp hàng cụ thể,  người bán có thể chọn một điểm phù hợp nhất tại cảng để xếp hàng. Nếu các bên thỏa thuận giao hàng trong một khoảng thời gian cụ thể, người bán có quyền lựa chọn một ngày giao hàng trong khoảng thời gian ấy rồi thông báo cho người mua.

Chuyển giao rủi ro: Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng được giao, trừ trường hợp mất mát hay hư hỏng đã đề cập.

FOB - (Free On Board: Giao hàng lên tàu)

Ở điều kiện FAS, trách nhiệm của người bán là giao hàng đến mạn tàu. Tới điều kiện FOB, trách nhiệm của người bán tăng lên khi họ phải giao hàng lên đến tàu, nghĩa là chịu thêm trách nhiệm cẩu hàng lên tàu nữa. “Free On Board” nghĩa là “Miễn trách nhiệm khi hàng đã giao lên tàu”.

Chuyển giao rủi ro: Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng được giao, trừ trường hợp mất mát hay hư hỏng đã đề cập trước.

Như vậy, ở Nhóm F hãy nhớ 2 điều quan trọng:

  • Trách nhiệm chuyên chở tăng dần: FCA -> FAS -> FOB
  • Người bán chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.

Nếu như ở Nhóm E, người bán chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm sao thì làm. Đến nhóm F, trách nhiệm có tăng lên một chút, tức là có đề cập đến trách nhiệm chuyên chở. 

Nhóm C

Chúng ta có thể để ý thấy, từ nhóm E đến nhóm F,  trách nhiệm của người bán tăng dần. Vậy, khi nói đến nhóm C, trách nhiệm của người bán sẽ tăng thêm nữa. Đó là người bán phải lo thêm từ việc thuê tàu đến việc chuyên chở và bốc hàng, bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chở. Những tính chất này cũng là cơ sở để phân biệt các điều kiện trong nhóm C.

CFR (Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí)

So với điều kiện FOB, tại điều kiện CFR người bán phải chịu thêm phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, chi phí dỡ hàng sẽ do người mua chịu nếu có thỏa thuận từ trước.

Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)

Chuyển giao rủi ro: Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng được giao, trừ trường hợp mất mát hay hư hỏng đã đề cập. Tức là rủi ro về mất mát hay hư hỏng sẽ được chuyển giao khi hàng hóa lên tàu. 

CIF (Cost - Insurance and Freight: Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí)

Quá trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc đường đi, chẳng may hàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần mua bảo hiểm cho hàng hóa. Như vậy, CIF hoàn toàn giống CFR trừ việc người bán phải mua bảo hiểm cho hàng. Thường thì mức bảo hiểm tối thiểu theo FPA hay ICC(C) là 110% giá trị hàng hóa giao dịch.

Giá CIF = Giá FOB + F(cước vận chuyển) + (CIF x R) = (FOB + F)/(1-R).

Chuyển giao rủi ro: Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng được giao, trừ trường hợp mất mát hay hư hỏng đã đề cập. Tức là rủi ro về mất mát hay hư hỏng sẽ được chuyển giao khi hàng hóa lên tàu. 

Có những doanh nghiệp mua hàng, mặc dù ta đã chuyển hàng đến cảng nhưng họ vẫn muốn ta chuyển hàng tới công ty hoặc địa điểm họ chỉ định nằm ở sâu trong nội địa, từ đó phát sinh thêm điều kiện CPT và CIP.

CPT (Carriage Paid To - Cước phí trả tới)

CPT = CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định).

Đặc điểm của CPT là giống hệt CFR, ngoài ra người bán sẽ chịu thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định.

Chuyển giao rủi ro: Cước phí trả tới nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở (First Carrier) hoặc người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận). Khi sử dụng CPT, người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi giao hàng cho người chuyên chở chứ không phải điểm đích.

CIP (Carriage and Insurance Paid to: Cước phí và bảo hiểm trả tới)

Giá CIP = Giá CIF + (I+F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định) = CPT + I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)

Chuyển giao rủi ro: Cước phí trả tới nghĩa là người bán giao hàng cho người chuyên chở (First Carrier) hoặc người khác do người bán chỉ định tại một nơi thỏa thuận (nếu điểm đó đã được các bên thỏa thuận). Ngoài ra người bán sẽ phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Khi sử dụng CIP, người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi giao hàng cho người chuyên chở chứ không phải điểm đích.

Như vậy trong nhóm C, ta cần lưu ý:

Trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu là do người mua.

  • Trách nhiệm của người bán tăng dần

                CFR -> CIF -> CPT -> CIP

  • CIF, CFR chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa
  • CPT, CIP áp dụng cho vận tải đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và vận tải đa phương thức.

Nhóm D:

DAP – Delivered At Place – Giao hàng tại điểm đến

Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến. Điều kiện DAP yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu hàng hóa nếu cần. Tuy nhiên người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, không phải trả thuế nhập khẩu hay chi phí thông quan nhập khẩu. Nếu xảy ra trường hợp người mua không thông quan được nhập khẩu, hàng sẽ bị giữ lại tại cảng hoặc bãi của nước nhập khẩu.

DPU (Delivered at Place Unloaded: Giao hàng tại địa điểm dỡ hàng)

Nghĩa là người bán giao hàng, khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải đến tại 1 bến theo quy định. Ở đây người bán chỉ chịu rủi ro đến khi hàng hóa được giao. DPU là điều kiện duy nhất yêu cầu người bán dỡ hàng tại nơi đến.

Trường hợp muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển hàng từ bến đến địa điểm khác thì nên dùng điều kiện DAP hoặc DDP.

Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu thì nên sử dụng DAP

Nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế và chi phí liên quan đến nhập khẩu thì sử dụng DDP

DDP – Delivered Duty Paid – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu

Nghĩa là người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nơi đến và có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu —> DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng Incoterms 2020.

Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:

  • .Nhóm E,F: người mua. Địa điểm giao hàng tại nơi đến.
  • Nhóm C,D: người bán. Địa điểm giao hàng tại nơi đi.

4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa: FAS, FOB, CFR, CIF: địa điểm chuyển giao hàng là cảng biển.

Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:

  • .Nhóm E,F: người mua.
  • Nhóm D: người bán.
  • Nhóm C:
    • CIF, CIP: người bán.
    • CFR, CPT: người mua.

Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa trong Incoterms 2010

Xuất khẩu:

EXW: người mua.

10 điều kiện còn lại: người bán.

Nhập khẩu:

DDP: người bán.

10 điều kiện còn lại là người mua.

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có những thông tin cần thiết về các điều kiện giao dịch thương mại quốc tế - Incoterms 2020. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay có nhu cầu cần thư vấn, xin vui lòng liên hệ:

Ms. Lisa

Cell Phone : (+84)911 529 168

Email: Lisa@peacelogistics.asia

 

 

 

 

 

 




 

Viết bình luận
icon icon icon