Bạn là sinh viên mới ra trường. Bạn học ngành Logistics nhưng vẫn chưa hiểu rõ về vị trí và cơ hội việc làm của ngành này.
Hôm nay, Peace chia sẻ 1 số vị trí thường gặp trong ngành Logistics để bạn hiểu và có thêm sự lựa chọn cho mình nhé!
1. NHÂN VIÊN KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ LOGISTICS
Công việc cụ thể:
– Tìm kiếm khách hàng trong lĩnh vực: OCE, Air, vận tải nội địa, xuất nhập khẩu.
– Tiếp cận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng: Chào giá, lên dự thảo hợp đồng, lập thủ tục ký kết hợp đồng.
– Phát triển và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác…
– Trực tiếp giới thiệu các dịch vụ của Công ty với khách hàng.
– Chăm sóc khách hàng hiện tại, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới.
– Giao dịch với khách hàng theo phân công, trả lời các câu hỏi hàng ngày của khách hàng thông qua email, điện thoại.
2. NHÂN VIÊN CHỨNG TỪ
Công việc cụ thể:
– Soạn thảo, đàm phán các điều kiện, điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu.
– Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ nhập khẩu trước khi thanh toán.
– Theo dõi, cập nhật hành trình các lô hàng nhập khẩu (ngày đi, ngày về, lưu cont, lưu bãi).
– Chuẩn bị bộ hồ sơ thông quan nhập khẩu, lên tờ khai thông quan nhập khẩu hàng hóa về nội địa.
– Kiểm tra tính chính xác của bộ hồ sơ nhập khẩu đối với các hàng hóa được đưa về kho ngoại quan, phối hợp với kho ngoại quan đưa hàng về kho.
– Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng, dỡ hàng tại Cảng, cửa khẩu.
– Chuẩn bị bộ chứng từ xuất hàng theo yêu cầu.
– Tìm hiểu các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa khi được yêu cầu.
– Lưu trữ hồ sơ, chứng từ.
– Các công việc khác theo sự phân công của Ban giám đốc.
3. NHÂN VIÊN THU MUA
Công việc cụ thể:
– Liên hệ với hãng tàu đặt booking vận chuyển hàng về cảng.
– Thực hiện việc thanh toán quốc tế (mở LC, chuyển tiền TT…) cho người thụ hưởng nước ngoài.
– Chuẩn bị, kiểm tra hồ sơ thông quan hàng hóa nhập khẩu invoice, packinglist, CO, CQ…) / hồ sơ tham vấn và đi tham vấn trực tiếp với Hải quan.
– Theo dõi tiến độ đơn hàng từ lúc giao dịch đến lúc nhận hàng.
– Tiếp nhận, phản hồi những thông tin khiếu nại về sản phẩm đối với nhà cung cấp
– Cập nhật báo cáo tồn kho hàng ngày cho Ban Giám đốc, phòng Kinh doanh và khách hàng
4. NHÂN VIÊN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Công việc cụ thể:
– Lập báo cáo công nợ gửi khách hàng.
– Kiểm tra và theo dõi chi tiết công nợ.
– Làm hồ sơ thanh toán với khách hàng
– Đối chiếu, soát xét dữ liệu, chứng từ về chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
– Lập báo cáo công nợ gửi khách hàng trong nước và nước ngoài.
– Kiểm tra và theo dõi chi tiết công nợ.
– Làm hồ sơ thanh toán quốc tế.
– Đối chiếu, soát xét dữ liệu, chứng từ về doanh thu và chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
– Kiểm tra, theo dõi hóa đơn đầu vào, kê khai Thuế GTGT
– Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan vào phần mềm kế toán.
5. NHÂN VIÊN HIỆN TRƯỜNG
Công việc cụ thể:
– Làm thủ tục thông quan, kiểm hóa hang hóa tại các Chi cục hải quan
– Làm việc tại các cảng, bãi: chọn vỏ container…
– Phối hợp giữa hoạt động của các nhân viên tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu và hải quan cửa khẩu.
– Giao dịch với khách hàng trong suốt quá trình cung ứng dịch vụ
– Hiểu về hàng hóa và chứng từ trước khi đi ra cửa khẩu
– Tuân thủ hướng dẫn nghiệp vụ của công ty.
– Thực hiện giao nhận hàng hóa xuất-nhập khẩu.
– Chi tiết công việc sẽ được trao đổi tại buổi phỏng vấn.
6. NHÂN VIÊN GIAO/ NHẬN VẬN TẢI (Forwarder)
Các công việc cụ thể:
– Lấy chứng từ, D/O từ khách hàng, hãng tàu, các công ty Logistics.
– Sau khi nhân viên khai báo hải quan truyền tờ khai thành công sẽ tiếp nhận hồ sơ để tiếp tục hoàn thành thủ tục đăng ký/khai báo ở Cảng/sân bay/ICD
– Làm thủ tục kiểm dịch thực vật, động vật, giám định, kiểm tra chất lượng, y tế tùy theo yêu cầu của từng lô hàng
– Làm các thủ tục giao nhận hàng hóa/container với nhà vận chuyển tại cảng. Theo dõi việc thực hiện của các nhà vận chuyển với lô hàng đã giao
– Các công việc khác khi có yêu cầu
7. NHÂN VIÊN KHO BÃI, CUNG ỨNG
Quản lý kho hàng là một trong những khâu không thể thiếu trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Sản phẩm được lấy ra từ đâu, lấy bao nhiêu, kho hàng xa trung tâm thì phân phối như thế nào, vận chuyển hàng hóa ra sao…Tất cả không thể diễn ra một cách tự phát mà cần có một nhân viên vận hành kho với những kỹ năng, kiến thức và sự phân tích sắc bén để thực hiện công việc sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
8. NHÂN VIÊN CẢNG
Nhân viên cảng sẽ là người chịu trách nhiệm điều phối các container lên tàu hoặc từ tàu xuống cảng.
9. NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Chăm sóc khách hàng đã trở thành một trong những yếu tố sống còn của các công ty và đòi hỏi rất nhiều đầu tư về công sức cũng như tiền bạc.
Nhân viên dịch vụ khách hàng trong ngành Logistics là người tư vấn, cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho khách hàng và bạn phải liên tục nắm rõ thông tin về tình trạng hàng hóa trong thời gian vận chuyển để cập nhập liên tục cho khách hàng.
10. NHÂN VIÊN HẢI QUAN
Đây là một nghề có thu nhập “hot” nhất mọi thời đại, luôn là công việc thu hút sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ.
Năng lực chuyên môn của người nhân viên hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp của hàng hóa xuất, nhập khẩu và sự luân chuyển hàng hóa giúp cảng không bị ùn ứ.
Để theo ngành này, các bạn cần chú ý nâng cao:
– Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh, có kinh nghiệm trong việc thông quan hàng hóa
– Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống tốt, làm việc nhóm cũng như độc lập tốt, biết cách quản lý thời gian, công việc khoa học…