Xuất khẩu là gì? Các hình thức xuất khẩu phổ biến tại Việt Nam

Hôm nay, PEACE sẽ chia sẻ với bạn kiến thức về  XUẤT KHẨU và các hình thức xuất khẩu hàng hóa phổ biến ở Việt Nam hiện nay nhé!

Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba.

1. Vai trò của xuất khẩu gồm:

  • Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.
  • Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia
  • Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước
  • Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu

Xuất khẩu là gì?

2. Các hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay:

  • Xuất khẩu trực tiếp: Hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương. Người xuất khẩu tự đứng tên đàm phán, bán hàng,… nên gọi là trực tiếp.
  • Xuất khẩu gián tiếp (Uỷ thác): Với hình thức này, bên có hàng sẽ ủy thác cho một đơn vị khác gọi là bên nhận ủy thác để tiến hành xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác. Để thực hiện hình thức này, doanh nghiệp nhận ủy thác cần ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước. Bên nhận ủy thác sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán đối với đơn vị nước ngoài và cuối cùng là nhận phí ủy thác xuất khẩu từ chủ hàng đã ủy thác xuất khẩu.
  • Gia công hàng xuất khẩu: Gia công xuất khẩu là hình thức mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng hóa dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.
  • Xuất khẩu tại chỗ: người xuất khẩu Việt Nam bán hàng cho thương nhân nước ngoài, và được nhà nhập khẩu chỉ định giao hàng cho một đơn vị khác trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất: với hình thức này, hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó lại được xuất sang nước khác (tạm nhập tái xuất), hoặc hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về (tạm xuất tái nhập).
  • Buôn bán đối lưu: người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.
    Xuất khẩu theo nghị định thư ký kết giữa các Chính phủ: các doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu theo chỉ định và hướng dẫn trong văn bản đã ký kết của Chính phủ, thường giữa các quốc gia có quan hệ mật thiết.

Nếu bạn còn gặp khó khăn khi xuất khẩu và có nhu cầu tìm hiểu chi tiết vui lòng liên hệ với PEACE hoặc liên hệ số điện thoại: 0911.529.168 ( Ms.Lisa)

Hoặc truy cập website để update thêm thông tin: https://dichvulogistics.com.vn/

Viết bình luận
icon icon icon